CÂU LẠC BỘ ĐỌC SÁCH
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

XÂY DỰNG VĂN HÓA ĐỌC VÀ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG CHO THANH NIÊN VIỆT NAM

Go down

XÂY DỰNG VĂN HÓA ĐỌC VÀ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG CHO THANH NIÊN VIỆT NAM Empty XÂY DỰNG VĂN HÓA ĐỌC VÀ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG CHO THANH NIÊN VIỆT NAM

Bài gửi by SAT_NO_1 Tue Aug 17, 2010 1:34 am

“XÂY DỰNG VĂN HÓA ĐỌC VÀ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG CHO THANH NIÊN VIỆT NAM”

1. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Người Việt có mê đọc sách ?

Đó là chủ đề của nhiều cuộc hội thảo đã diễn ra với rất nhiều tranh cãi, nhiều người cho rằng đưa ra chủ đề như thế này có vẻ “khinh” người Việt không biết đọc sách nhưng cũng nhiều người nói rằng hỏi thế đúng lắm, vì người Việt chưa biết đọc sách? Vậy thực tế thì sao?

Dựa theo số liệu báo cáo của Cục xuất bản năm 2007, trung bình một người Việt Nam đọc 2,8 cuốn sách và 7,07 tờ báo một năm. Trong số đó, đông nhất 60% số người thường xuyên đọc truyện tranh, 50% đọc truyện ngắn, 35% đọc truyện dịch, 30% đọc tiểu thuyết trong nước và 20% số người đọc thơ. Con số này cho thấy so với các quốc gia tiên tiến trên thế giới, người Việt Nam nói chung và thanh niên Việt Nam nói riêng vẫn chưa có văn hóa đọc. Đó là do chúng ta không có nền tảng văn hóa đọc ngay từ nhỏ. Các trường học, từ cấp 1, cấp 2, ... đến đại học, không có bất kỳ khóa học nào đào tạo kỹ năng đọc sách, dạy đọc nhanh; không có các chương trình về văn hóa đọc để tạo thói quen đọc sách; cũng như chưa định hướng cho học sinh chọn sách hay và phù hợp với lứa tuổi các em…

Hơn nữa, mặc dù sinh viên Việt Nam được đánh giá là thông minh, cần cù, năng động nhưng lại bị đánh giá là những người lao động thiếu kỹ năng làm việc, quy trình, công cụ và kiến thức thực tế. Kỹ năng tốt, thái độ tốt, chuyên môn tốt sẽ giúp thế hệ trẻ thành công trong công việc và cuộc sống. Song sinh viên Việt Nam lại không được đánh giá cao về mảng kỹ năng. Phần lớn sinh viên ra trường đều phải đào tạo lại từ chuyên môn nghiệp vụ tới khả năng giao tiêp thuyết trình và làm việc nhóm......

Vậy thanh niên Việt Nam sẽ học được những kiến thức đó ở đâu? Khi mà xã hội đang rất thiếu nhưng nơi cho thanh niên gặp gỡ, học tập và chia sẻ với nhau về kiến thức, về kinh nghiệm học tập, rè
n luyện kỹ năng thuyết trình….???
2. HƯỚNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ :

Chính vì những lý do đó mà dự án “XÂY DỰNG VĂN HÓA ĐỌC VÀ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG CHO THANH NIÊN VIỆT NAM” với mô hình quán cà phê sách kết hợp cùng clb đọc sách. Trước hết nói về văn hóa đọc thì có rất nhiều định nghĩa, nhưng tựu trung lại người có văn hóa đọc trước hết là người có kỹ năng đọc sách, biết chọn lựa loại sách phù hợp, hiểu được giá trị ẩn chứa trong mỗi cuốn sách và đặc biệt là ứng dụng những giá trị của sách vào đời sống, chia sẻ với mọi người để cùng phát triển.

Ông trùm máy tính Bill Gates có nói: “Đọc sách cũng là một kỹ năng”. Đã là “kỹ năng” thì phải biết rèn luyện để tạo nên kỹ năng đó. Muốn có kỹ năng, trước hết phải tập thói quen đọc. Có thói quen rồi, mới rèn luyện kỹ năng, tiếp đến mới tìm phương pháp đọc. Tùy theo mục đích đọc, người đọc có những phương pháp đọc khác nhau. Như vậy vấn đề ở đây là làm sao chọn đúng được loại sách cần đọc, làm sao để có thể đọc sách nhanh, làm sao để có tư duy tốt, sáng tạo.
Một ví dụ đơn giản rất nhiều người đọc 100 quyển sách rồi sau đó nhận ra rằng, trong 100 quyển sách đó thì chỉ có khoảng 10 quyển sách thật sự có lợi cho bản thân mình và cho xã hội. Vậy tại sao chúng ta không phải lãng phí thời gian đi đọc 90 quyển sách không có giá trị kia? Điều đó chỉ thực hiện được nếu có những người đi trước, đọc trước và chia sẻ định hướng cho những người đi sau, đọc sau để chúng ta không mất thời gian phí hoài.

Một vấn đề cũng được quan tâm là làm sao để đọc 1 cuốn sách được nhanh mà vẫn đạt hiểu quả cao. Vậy thì cuốn “dạy đọc nhanh” là một giải pháp hữu hiệu. Nó giúp bạn trong thời gian ngắn tăng tốc độ đọc lên gấp 2 lần, như thế thay vì đọc một cuốn sách mất 1 ngày thì bây giờ ta chỉ mất nửa ngày.Bạn nghĩ sao?

Thêm 1 ví dụ nữa: Nếu bạn đưa cho 1 em bé 1 tờ giấy có in từ “ô tô” và bảo em bé rằng “đây là chữ ô tô”, ngày mai khi bạn cầm tờ giấy đó ra và hỏi em bé “đây là chữ cái gì”, thì có lẽ em bé sẽ ko trả lời bạn được đâu. Nhưng nếu thay vào đó bạn đưa cho em bé xem 1 tờ giấy có in hình ô tô với đầy đủ màu sắc hình ảnh, thì ngày mai, ngày kia….. bạn hỏi lại thì em bé vẫn trả lời cho bạn rằng đó là chiếc ô tô. Khoa học hiện đại đã chứng minh khả 90 % khả năng nhớ con người là nhớ hình ảnh, chuyển động và liên tưởng và chỉ 1 phần rất nhỏ là khả năng nhớ bằng chữ viết. Đó là một trong nhưng ưu điểm của sơ đồ tư duy. Và còn nhiều lợi ích nữa, xin mọi người hãy đọc và cùng cảm nhận.

Clbsách chúng tôi đã thành lập được 2 năm, với đội ngũ thành viên vững vàng về kiến thức, năng động trong công việc, khả năng giao tiếp thuyết trình thì thật tuyệt vời. Hàng tuần chúng tôi luôn tổ chức các cuộc thảo luận về phương pháp đọc nhanh, hướng dẫn sử dụng sơ đồ tư duy, làm sơ đồ tư duy cho sách, hàng tháng lại tổ chức các cuộc thi thuyết trình về sách dùng chính sơ đồ tư duy. Đó là cơ hội cho tất cả các thành viên tự khẳng định mình, nâng cao khả năng giao tiếp,thuyết trình, học hỏi chia sẻ lẫn nhau, cùng định hướng cho nhau đọc những quyển sách hay và ứng dụng vào cuộc sống.

Chào mừng các bạn đến với câu lạc bộ đọc sách!
https://clbsach.forumvi.com/forum.htm
“HÃY CÙNG HỌC VÀ CHIA SẺ”

SAT_NO_1
Thành viên mới
Thành viên mới

Tổng số bài gửi : 15
Điểm : 17
Được cám ơn : 3
Join date : 02/05/2010

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết